Sau khi nâng mũi nên ăn gì để mau lành?
Nâng mũi là giải pháp được xem là tối ưu, phổ biến hiện nay trong việc cải tiện “form mũi” của rất nhiều người. Trong quá trình thực hiện, mũi sẽ chịu ảnh hưởng xâm lấn và tạo ra vết thương hở. Chính vì thế, sau khoảng thời gian nâng mũi, ngoài việc nghỉ dưỡng cũng như uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, đến cắt chỉ đúng lịch hẹn thì chế độ ăn uống, chăm sóc sau nâng mũi cũng là yếu tố quan trọng để quyết định tốc độ phục hồi và ổn định của vết thương.
Vậy câu hỏi được đặt ra ở đây là “Sau khi nâng mũi nên ăn gì để mau lành vết thương?”. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tổng hợp một số thực phẩm được các chuyên gia trong ngành khuyến khích nên bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày của người mới nâng mũi:
Thực phẩm giàu vitamin C, E
Loại đầu tiên mà hầu hết các chuyên gia thường khuyên sử dụng cho người mới nâng mũi đó là những thực phẩm giàu vitamin C, E. Đây được biết đến là 2 hoạt chất lý tưởng với công dụng tiêu viêm, diệt khuẩn, hỗ trợ cho quá trình hồi phục vết thương sau mỗ nhanh chóng và ngăn ngừa hình thành vết sẹo lồi rất tốt.
Hơn thế nữa, khi ăn những thực phẩm chứa 2 loại vitamin C và vitamin E một khoảng thời gian, da dẻ của bạn dường như cũng được cải thiện một cách đáng kể, sáng mịn và trẻ trung hơn. Ngoài ra, các tế bào da sẽ không có tình trạng bị lão hóa hay thâm sẹo.
Một số loại thực phẩm giàu vitamin C, E mà bạn có thể tham khảo thêm vào khẩu phần ăn mỗi ngày với giá thành rẻ, dễ tìm như bưởi, cam, rau cải xanh, bơ, hạt dẻ, rau cải xanh,…
Các loại rau củ
Rau củ được coi là nguồn dưỡng chất phong phú và có khả năng hỗ trợ quá trình lành vết thương sau khi phẫu thuật nâng mũi. Để giúp vết thương liền miệng nhanh chóng và giữ cho cấu trúc mũi ổn định, việc ăn nhiều loại rau là rất quan trọng.
Một số loại rau tốt sau khi phẫu thuật mũi bao gồm súp lơ xanh, rau bina, cà rốt, rau xà lách, măng tây, bắp cải, ớt chuông, khoai tây, củ cải trắng,…
Ngũ cốc nguyên hạt
Đối với những ai đang đặt câu hỏi về chế độ ăn sau khi phẫu thuật nâng mũi, ngũ cốc nguyên hạt là một lựa chọn hàng đầu. Loại thực phẩm này không chỉ tốt cho quá trình lành vết thương mà còn giúp cải thiện sức khỏe tổng thể. Ngũ cốc thường có độ mềm và dễ tiêu hóa, giảm tối đa ảnh hưởng đến vùng mũi vừa phẫu thuật.
Tuy nhiên, khi chọn ngũ cốc, hãy tránh những loại đã từng gây dị ứng hoặc gạo nếp, để tránh tình trạng sưng và mưng mủ ở vết thương. Điều này giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và hạn chế sự xuất hiện của sẹo xấu.
Chất béo tốt
Không hẳn tất tần tật thực phẩm có chứa chất béo đều xấu, gây hại cho sức khỏe hay vết thương sau tiểu phẫu. Trong số đó, vẫn còn phần lớn thực phẩm chứa chất béo tốt, giúp cơ thể được kích thích và hấp thụ tối đa dưỡng chất. Từ đó làm tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, hạn chế được vi khuẩn xâm nhập, cũng như giảm nhiễm trùng hiệu quả.
Những loại thực phẩm chứa phần lớn hàm lượng chất béo tốt mà bạn có thể tham khảo và tìm mua như hạt hạnh nhân, bơ, hạt hướng dương, dầu dừa, quả óc chó, dầu dừa,…
Thịt heo
Đối với những vết rách trên da, bạn thường nhận được lời khuyên là không nên ăn gia cầm và thịt bò, nhưng có thể thỏa thích ăn thịt heo. Bởi vì, đây là loại thực phẩm lành tính, bên trong nó chứa nhiều dưỡng chất cần thiết hỗ trợ cho quá trình tái tạo mô nhanh chóng. Từ đó việc hồi phục vết thương trong thời gian ngắn nhất là chuyện tất nhiên.
Đặc biệt, ở thịt heo hàm chứa sắt với khả năng kích thích cơ thể sản sinh ra tế bào máu mới, giúp vết thương và cấu trúc mũi định hình, dần đi vào ổn định.
Thêm một chú ý nhỏ cho bạn là khi lựa thịt heo thì nên chọn heo tươi thay vị thịt đông lạnh, bởi dưỡng chất trong phần thịt này đã bị tụt giảm, hao hụt đáng kể. Ngoài ra, bạn cũng nên chọn ăn thịt heo nạc nhằm tốt cho sức khỏe, hạn chế ăn mỡ, tránh việc chất béo tích tụ gây thừa cân, tác động xấu đến vết thương.
Một số loại thực phẩm giàu lợi khuẩn
Những thực phẩm như sữa chua đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi sau phẫu thuật. Sữa chua không chỉ là một nguồn lợi khuẩn và men vi sinh, mà còn giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Việc này không chỉ nhanh chóng hỗ trợ quá trình lành vết thương sau phẫu thuật mũi mà còn ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có hại. Khi bạn duy trì việc sử dụng sữa chua trong thời gian dài, bạn có thể nhận thấy sự thay đổi rõ rệt tại khu vực vết thương ở mũi.
Nước
Sau quá trình phẫu thuật làm mũi, không chỉ cần nạp thêm nhiều dưỡng chất từ thực phẩm, mà bạn cần bổ sung đủ nước hàng ngày. Thông thường, bạn phải uống từ 2 đến 3 lít nước/ngày, tùy vào thể trạng mỗi người cũng như mức độ bản thân vận động.
Thói quen uống nước là rất tốt đối với vết thương nâng mũi nói riêng và sức khỏe nói chung. Bởi lẽ khi đó, cơ thể sẽ được thanh lọc những chất cặn bẩn một cách triệt để, quá trình trao đổi chất sẽ diễn ra một cách thuận lợi. Từ đó, giúp thúc đẩy vết thương mau chóng lành và giảm đi tình trạng nhiễm trùng hay sưng đỏ.
Thực đơn dành cho những người vừa phẫu thuật nâng mũi
Với thông tin đã được giới thiệu, bạn đã có cái nhìn tổng quan về những thực phẩm cần thiết sau khi phẫu thuật nâng mũi. Ở phần tiếp theo, để bạn hình dung rõ hơn về chế độ ăn, chúng tôi sẽ chia sẻ thực đơn lý tưởng cho những ngày đầu tiên sau khi bạn mới nâng mũi, kéo dài trong khoảng 7 ngày. Lưu ý rằng đây chỉ là một thực đơn tham khảo, bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh theo sở thích cá nhân và tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe cụ thể của mình.
Ngày 1 | Ngày 2 | Ngày 3 | Ngày 4 | Ngày 5 | Ngày 6 | Ngày 7 |
Món nước dễ tiêu như món cháo, súp. | Cơm gạo lứt, yến mạch hoặc tiếp tục ăn cháo, súp | Gạo lứt, yến mạch hoặc có thể ăn cơm mềm | Bánh mì thịt hoặc cơm mềm, gạo lứt, yến mạc | Cơm trắng, gạo lứt hoặc nui nấu xương | Cơm trắng, gạo lứt hoặc mì xá xíu | Bánh canh giò heo hoặc cơm trắng, gạo lứt |
Tiêu thụ đủ lượng nước cam hoặc nước lọc, khoảng 2-2.5 lít mỗi ngày | Các loại thực phẩm được chế biến mềm, đặc biệt là luộc hoặc hầm | Canh cá lóc | Cảnh cải bó xôi thịt băm hoặc canh thịt heo hầm cà rốt khoai tây | Thịt heo xào bông cải, rau củ hoặc canh khổ qua dồn cá | Cá hấp cải thìa, rau củ | Vịt kho gừng |
Nho, dâu tây và sữa chua | Thịt kho tiêu | Táo và sữa chua | Quýt và sữa chua | Bưởi và sữa chua | Ớt chuông nhồi thịt heo | |
Nước ép dưa hấu | Socola đen hoặc việt quất | Uống nước ép táo | Sương sáo hạt é hoặc chè dưỡng nhan | Sinh tố bơ | Nho và sữa chua | |
Uống đủ 2-2.5 lít nước/ngày | Uống đủ 2-2.5 lít nước/ngày | Uống đủ 2-2.5 lít nước/ngày | Uống đủ 2-2.5 lít nước/ngày | Uống đủ 2-2.5 lít nước/ngày | Uống 2-2.5 lít nước/ngày |
Một số các loại thực phẩm cần tránh sau khi nâng mũi
Ngoài các thực phẩm được khuyến khích sử dụng và cho vào thực đơn của người mới nâng mũi trong khoảng thời gian đầu, một thắc mắc cũng nhận được nhiều sự quan tâm là thực phẩm cần tránh, nâng mũi cần kiêng gì để không bị di chứng xấu. Việc tìm hiểu về những loại thực phẩm không nên dùng sau khi nâng mũi cũng rất quan trọng.
Dưới đây là các loại thực phẩm sau khi nâng mũi cần kiêng:
Kiêng ăn đồ nếp
Những món ăn làm từ nếp thường là sự yêu thích của đa số người Việt và thường xuất hiện trong các buổi tiệc. Nếu bạn là người vừa mới phẫu thuật nâng mũi, hãy cẩn thận và tránh ăn những món này. Việc tiêu thụ chúng có thể gây nhiễm trùng và mưng mủ tại vết thương hở, từ đó tạo ra sẹo không mong muốn.
Kiêng ăn rau muống
Những nguyên tắc đầu tiên bạn nên tuân theo sau khi phẫu thuật nâng mũi là tránh ăn rau muống. Nếu bạn có cơ địa bình thường, nên kiêng trong vòng một tháng. Đối với những người có cơ địa nhạy cảm hơn và dễ hình thành sẹo, thời gian kiêng nghỉ có thể kéo dài hơn, khoảng hai tháng.
Lý do mà bạn nên tránh ăn rau muống sau khi nâng mũi là do chúng chứa nhiều hoạt chất có thể tăng sản xuất collagen vượt quá mức cần thiết trong cơ thể. Dẫn đến việc hình thành sẹo lồi tại vùng phẫu thuật theo ý kiến của các chuyên gia.
Kiêng ăn thịt gia cầm
Sau khi phẫu thuật nâng mũi, hạn chế ăn thịt gia cầm như thịt gà và thịt vịt là một điều cần lưu ý. Thịt gia cầm thường có đặc tính hàn, có thể tạo cảm giác ngứa và không thoải mái cho vùng da xung quanh vết thương. Có người nghĩ rằng thịt gia cầm có thể gây viêm sưng và đau nhức tại vết thương.
Tuy nhiên, vẫn chưa có bằng chứng khoa học rõ ràng về vấn đề này. Một số nghiên cứu thậm chí chỉ ra rằng thịt gia cầm là nguồn protein tốt, có thể hỗ trợ quá trình lành vết thương. Do đó, quyết định ăn hay không ăn thịt gia cầm sau khi nâng mũi nên được đưa ra dựa trên tư vấn của chuyên gia y tế.
Kiêng ăn thịt bò và trứng
Mặc dù thịt bò và trứng được biết đến là những nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, nhưng khi bạn có vết thương hở, việc tiêu thụ chúng có thể gây ra tác dụng ngược. Việc ăn nhiều thịt bò và trứng sau khi phẫu thuật có thể kích thích tăng sản xuất collagen quá mức, dẫn đến việc xuất hiện sẹo lồi.
Không chỉ vậy, thịt bò và trứng cũng có thể làm cho màu sắc của vết mổ trở nên sậm hơn và khi vết thương lành lại, màu sắc có thể không đều so với vùng da xung quanh, tạo nên một diện mạo không đẹp mắt.
Kiêng thực phẩm cay nóng
Thực phẩm cay nóng được cho rằng sẽ đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm việc giảm đi một phần tình trạng viêm nhiễm. Nhưng đối với tình trạng sau nâng mũi, bạn nên tránh những món ăn này trong tuần đầu tiên để không cảm thấy buồn nôn, ảnh hưởng đến quá trình gây mê và từ đó dẫn đến một số tác dụng phụ khác.
Sau phẫu thuật, tránh thức ăn khô, cứng, dai như bánh mì cứng, thịt nạc khó nhai. Những loại thực phẩm này có thể làm sưng và gây khó chịu cho cơ hàm. Hãy giữ chế độ ăn mềm trong khoảng 1-2 tuần sau mổ để hỗ trợ quá trình hồi phục. Hãy thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.
Vậy là mọi thắc mắc về thực đơn cho người mới nâng mũi đã được giải đáp kỹ lưỡng ở phần trước. Ngoài ra, bạn cũng có thêm thông tin hữu ích về thực phẩm nên và không nên ăn trong quá trình làm lành vết thương. Chúc bạn có một quá trình hồi phục thuận lợi và sớm đạt được kết quả nâng mũi tự nhiên như mong muốn.