Sau khi nâng mũi có nên đi lại nhiều không hay kiêng đi lại?

138
Sau khi nâng mũi có nên đi lại nhiều không hay kiêng đi lại?

Có rất nhiều tranh cãi trên mạng xa hội về việc nâng mũi có nên đi lại nhiều không. Khách hàng lo lắng về tình trạng mũi bị vẹo lệch, thời gian phục hồi chậm do vận động quá nhiều. Nhưng sau khi đi nâng mũi có nên đi lại nhiều không? Sau thời gian bao lâu thì đi lại được? Tất cả sẽ được trả lời trong bài viết dưới đây. Theo dõi ngay nhé!

Giải đáp: Sau nâng mũi có nên đi lại nhiều không?

Theo như chia sẻ của các bác sĩ thẩm mỹ chế độ sinh hoạt và nghỉ dưỡng sau khi thẩm mỹ sẽ ảnh hưởng đến kết quả nâng mũi của các bạn rất nhiều. Để tra lời câu hỏi “sau khi nâng mũi có nên đi lại nhiều không hay kiêng đi lại?”. Sau khi phẫu thuật khoảng 2-3 ngày đầu tiên bạn KHÔNG NÊN đi lại nhiều, đạc biệt là những phương tiện giao thông như: xe máy, ô tô, xe bus,…vì chúng có thể gây va chạm, nhiễm trùng và ảnh hưởng đến dáng mũi. Nếu có thể ở nhà thì hãy nghỉ dưỡng mấy ngày đầu tiên sau khi phẫu thuật để tránh ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ.

Không nên đi lại nhiều sau nâng mũi
Không nên đi lại nhiều sau nâng mũi l Nguồn: Internet

Để giải thích cho câu trả lời về việc không nên đi lại nhiều sau những ngày đầu sau phẫu thuật vì:

  • Tránh xô lệch sống mũi: Sau phẫu thuật khoảng 1-3 ngày đầu, sống mũi của chúng ta hầu như chưa có sự liên kết, chưa định hình vậy nên khi đi lại hay vận động sẽ gây ảnh hưởng đến vùng mũi, khiến chúng bị tụt và xô lệch dẫn đến kết quả xấu đi.
  • Phục hồi tốt hơn: Vận động và đi lại nhiều tăng lưu thông máu lên toàn thân trong đó có phần mũi. Với những người mới phẫu thuật việc đó sẽ làm ứ đọng máu khiến mũi bị đau nhức, chảy dịch và sứng tấy lâu hồi phục vết thương sau phẫu thuật hơn.
  • Tránh nhiễm trùng vết mổ: Hoạt động đi lại giúp kích thích tuyến mồ hôi dễ dàng cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể nhất là những vết thương chưa lành. Hình thành nên các ổ nhiễm trùng gây hoại tử vùng mũi. Không những vậy nếu bạn đi lại ở ngoài đường thì những tác động của môi trường như: khói, bụi, tia tử ngoại,… sẽ làm vết mổ ở mũi bạn nhiễm trùng nặng hơn.

Tóm lại, trả lời câu hỏi sau khi nâng mũi có nên đi lại nhiều không hay kiêng đi lại? thì câu trả lời là HẠN CHẾ nhất có thể nhất là những hoạt động nặng và tránh va chạm tối đa. Nên dành thời gian nghỉ ngơi để có kết quả phẫu thuật tốt nhất.

Sau bao lâu nâng mũi thì có thể sinh hoạt và đi lại bình thường?

Có nhiều thắc mắc nâng mũi có thể đi lại nhiều và vận động như bình thường không nhất là những người yêu thích thể thao họ có thể chơi thường xuyên. Dựa trên thực tế thì việc vận động mạnh hay đi lại nhiều không được các bác sĩ khuyến khích vì nó ảnh hưởng lớn đến kết quả thẩm mỹ. Một số lời khuyên rằng:

3 ngày đầu tiên sau phẫu thuật, việc nghỉ dưỡng nên đặt hàng đầu dể giúp mũi ổn định hơn và tránh va chạm nhất có thể.

1-3 tháng tiếp theo bạn có thể sinh hoạt như bình thường nhưng vẫn tránh vận động mạnh như những môn thể thao và chảy nhiều mồ hôi như: bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, chạy bộ,…

Tháng 3-6 sau phẩu thuật, lúc này vết thương đã lành hẳn dáng mũi cũng bắt đầu ổn định hơn bạn có thể hoạt động và chơi thể thao như bình thường. Nhưng vẫn cần hạn chế nhưng bộ môn va chạm mạnh như: trượt băng, đua xe, boxing, trượt tuyết,…

Hạn chế đi lại sau sau 3 tháng đầu sau phẫu thuật
Hạn chế đi lại sau sau 3 tháng đầu sau phẫu thuật l Nguồn: Internet

Những lưu ý quan trọng khi đi lại và vận động sau nâng mũi

Theo như chia sẻ của các bác sĩ thẩm mỹ thì việc đi lại và vận động sau khi phẩu thuật trong 1-3 ngày đầu hoặc tháng đầu tiên bạn có thể đi lại bình thường. Nhưng trong đó vẫn tiềm ẩn những rủi ro về tình trang tụt lún, nhiễm trùng,…ảnh hưởng đến form mũi. Để tránh những tình trang xấu xảy ra tôi sẽ đưa ra những lưu ý quan trọng khi đi lại và vận động sau nâng mũi như sau:

Vận động với cường độ nhẹ nhàng

  • Khi bạn đi lại nhẹ nhàng, di chuyển trong nhà cũng cần để ý những vật dụng dưới sàn để tránh ngã tốt nhất có thể.
  • Sau tháng đầu tiên nghỉ dưỡng bên cạnh những hoạt động nhẹ nhàng như múa, yoga,…có thể làm thì cần tránh những hoạt động va chạm cần nhiều thể lực như: bóng rổ, bóng chuyền, nhảy,…
  • Bạn có thể đi bộ ngoài trời nhưng cần lưu ý chia nhỏ chúng thành nhiều đoạn mỗi 5-10 phút nên nghỉ ngơi 1 lần. Đi bộ thật chậm dãi và nhẹ nhàng để tránh tuyến mồ hôi hoạt động năng xuất chảy vào vết thương gây nhiễm trùng và tích tụ vi khuẩn ở mũi.
  • Khi vận động nên nhẹ nhàng, điều hoà hơi thở không để tăng lưu lượng máu lên vùng mũi gây ứ đọng móng và sưng tấy.
Tập yoga phù hợp với những bạn mới phẫu thuật
Tập yoga phù hợp với những bạn mới phẫu thuật l Nguồn: Internet

Nên đi bộ vào buổi sáng và tối

Khung thời gian tốt nhất dành cho những bạn sau khi phẫu thuật muốn vận động, đi lại ngoià trời là khoảng 5-7 giờ sáng hoặc 20-21 giờ tối. Đây là khoảng thời gian mà ít người đi lại và đường xá vắng vẻ tránh được những va chạm và khói bụi ô nhiễm do xe cộ trên đường. Vừa tránh được tác động xấu của môi trường vừa có thể thể dục nhẹ nhàng đảm bảo sức khoẻ.

Thời gian CẦN TRÁNH đi lại ngoài trời là buổi trưa và chiều. Khi đó nhiệt độ lên cao cùng với các tia tử ngoại và ô nhiễm của môi trường sẽ ảnh hưởng đến vết thương sau phẫu thuật. Tăng khả năng nhiễm trùng ảnh hưởng tới sức khoẻ gây mất thẩm mỹ và nặng nhất là hoại tử mũi. Đeo khẩu trang chính là cách tốt nhất giúp tránh khỏi những tác hại xấu của môi trường, bảo vệ tốt nhất cho vết mổ.

Đi bộ vào buổi sáng và chiều giúp hạn chế các tác động bất gây hại sau nâng mũi
Đi bộ vào buổi sáng và chiều giúp hạn chế các tác động bất gây hại sau nâng mũi – Nguồn: Internet

Tránh nơi động người, khói bụi ô nhiễm

Bác sĩ khuyên rằng nên tránh những khu vực bị ô nhiễm cao, nơi đông người có nhiều bụi bẩn như: công trường và quốc lộ,…Vì chúng gây ảnh hưởng trực tiếp tới vết thương gây nhiễm trùng.

Đi bộ ở cộng viên, ven đường, phố đi bộ và những nơi đông người là những nơi bạn nên tránh vì có thể có những va chạm bất ngờ tới vùng mũi. Địa điểm lý tưởng dành cho bạn chính là những khu vực ít người hoặc có thể sắm cho mình một em máy đi bộ hay một chiếc thảm để tập luyện nhẹ nhàng tại ngôi nhà của mình.

Bạn cũng không nên đi bộ tại các tụ điểm đông người như công viên, phố đi bộ, sảnh chung cư, ven đường… vì có thể xảy ra va chạm bất ngờ tới vùng mũi. Hãy lựa chọn các địa điểm đi dạo ít người hoặc tự sắm cho mình một chiếc máy đi bộ và luyện tập ngay trong chính ngôi nhà của mình.

5/5 - (1 bình chọn)
Chia sẻ nếu thấy hữu ích
5/5 - (1 bình chọn)