Nên nâng mũi cấu trúc hay bọc sụn thì đẹp và an toàn?

164
Nên nâng mũi cấu trúc hay bọc sụn thì đẹp và an toàn?

Muốn sửa mũi đẹp, bạn có hai lựa chọn: nâng mũi cấu trúc và nâng mũi bọc sụn. Nâng mũi cấu trúc sửa tổng thể, mất thời gian hồi phục. Nâng mũi bọc sụn chỉnh sửa nhỏ, hồi phục nhanh hơn. Vậy nên nâng mũi cấu trúc hay bọc sụn thì đẹp và an toàn? Hãy chọn phương pháp phù hợp với mục tiêu cá nhân và thảo luận với chuyên gia thẩm mỹ trước khi đưa ra quyết định.

Nâng mũi cấu trúc là như nào?

Nâng mũi cấu trúc là phương pháp tạo hình toàn bộ form mũi cũ thành mới từ phần đầu mũi, sống mũi cho đến trụ mũi. Điểm đặc biệt của hình thức này so với những loại hình nâng mũi khác là sự kết hợp hoàn hảo giữa sụn tự thân và sụn sinh học. Nhờ như vậy mà dáng mũi của khách hàng được cải thiện rõ rệt, dáng mũi chuẩn tỷ lệ vàng, cao thanh thoát nhưng trông rất tự nhiên.

Ưu điểm

Phương pháp nâng mũi cấu trúc đem đến kết quả hoàn hảo bởi những ưu điểm như:

  • Cải thiện hầu như là gần hết những khuyết điểm ở mũi
  • Mũi sau nâng đẹp tự nhiên, cao thanh thoát
  • Phương pháp ít để lại sẹo và an toàn
  • Có độ bền cao, duy trì dáng mũi ổn định

Nhược điểm

Mặc dù nâng mũi cấu trúc có nhiều ưu điểm nhưng cũng có vài nhược điểm bạn cần lưu ý:

  • Phương pháp nâng mũi cấu trúc có khả năng bị lệch và biến dạng cao nếu không tìm đúng địa chỉ uy tín, bác sĩ thực hiện kém tay nghề, không kinh nghiệm.
  • Chi phí trả khá cao nên không phải ai cũng đủ điều kiện để thực hiện.
Nâng mũi cấu trúc là như nào?
Nâng mũi cấu trúc

Nâng mũi bọc sụn là như nào?

Đây là phương pháp nâng mũi giúp tạo hình ở phần chóp mũi, đồng thời nâng cao sống mũi bằng chính sụn tự thân (thường lấy ở sụn tai, sụn sườn,…). Chính vì vậy, sau phẫu thuật mũi bọc sụn, khách hàng sẽ sở hữu mũi cao, đẹp, đầu mũi không bị bóng đỏ.

Ưu điểm

Thực hiện quy trình nâng mũi bọc sụn sẽ đem đến cho bạn những lợi ích như sau:

  • Mũi trở nên thon gọn và mềm mại
  • Dáng mũi được nhanh chóng lấy lại
  • Hiếm gặp biến chứng sau khi thực hiện phẫu thuật
  • Tương thích tốt với cơ thể, an toàn

Nhược điểm:

Ngoài những ưu điểm được nêu trên thì phương pháp này cũng có phần hạn chế như:

  • Duy trì thời gian ngắn hạn
  • Kỹ thuật thực hiện khá phức tạp, vậy nên cần bác sĩ có tay nghề cao và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm mỹ
  • Phần sụn được lấy chỉ có thể can thiệp vào vùng sống mũi, đầu mũi nên cấu trúc mũi cải thiện khá ít
Nâng mũi bọc sụn là như nào?
Nâng mũi bọc sụn

Nên nâng mũi cấu trúc hay bọc sụn

Cả hai phương pháp nâng mũi cấu trúc hay bọc sụn đều được các chuyên gia trong lĩnh vực thẩm mỹ đánh giá cao bởi chúng giúp khách hàng khắc phục những khuyết điểm ở mũi. Từ đó đem lại dáng mũi cao, đẹp tự nhiên, hài hòa với gương mặt và tránh nguy cơ đỏ đầu mũi, bị bóng.

Nên nâng mũi cấu trúc hay bọc sụn còn tùy thuộc vào nhu cầu, tình trạng mũi, cũng như là khả năng chi trả của mỗi người. Nếu như mũi bạn không có quá nhiều khuyết điểm thì chọn phương pháp nâng mũi bọc sụn. Ngược lại, nếu mũi bị tai nạn chấn thương hay muốn thay đổi hoàn toàn form mũi lúc đầu của mình thì thực hiện nâng mũi cấu trúc. Nhưng tốt nhất vẫn nên nghe theo lời khuyên bác sĩ tư vấn để có thể đạt được hiệu quả tối ưu và phù hợp với bản thân.

Nên nâng mũi cấu trúc hay bọc sụn
Phụ thuộc vào tình trạng mũi, kinh tế và nhu cầu của mỗi người

Những lưu ý sau khi nâng mũi để sở hữu dáng mũi đẹp

Sau khi bạn đã thực hiện quá trình nâng mũi, việc chăm sóc vết thương là rất quan trọng để đảm bảo quá trình phục hồi diễn ra thuận lợi. Dưới đây là một số lời khuyên của chuyên gia thẩm mỹ để giúp bạn qua giai đoạn chăm sóc này:

  • Giữ vết thương khô ráo: Trong khoảng 24-48 giờ đầu tiên, tránh để nước đọng lại trên vết thương. Thay vào đó, hãy lau nhẹ nhàng bằng bông tăm ướt với nước muối sinh lý để giữ vệ sinh và tránh nhiễm trùng.
  • Tuân thủ uống thuốc đầy đủ: Uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát đau và hỗ trợ quá trình phục hồi.
  • Tái khám đúng định kỳ: Đảm bảo bạn thực hiện các cuộc tái khám định kỳ theo lịch trình đã được đặt ra.
  • Chế độ ăn uống hợp lý: Ăn nhiều trái cây giàu vitamin A, C, E để thúc đẩy quá trình lành vết mổ. Hạn chế thực phẩm có thể gây kích ứng hoặc ảnh hưởng đến quá trình lành như thịt gà, thịt bò, rau muống, hải sản, và đồ nếp.
  • Sống lành mạnh: Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, tuân thủ nguyên tắc khoa học để hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh chóng.
  • Tư thế ngủ: Đảm bảo tư thế ngủ sao cho không gây áp lực hay ảnh hưởng đến vùng mũi.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp: Hạn chế sờ chạm vùng mũi và vết thương để tránh gây tổn thương và nhiễm trùng.
  • Bảo vệ khi ra ngoài: Khi ra khỏi nhà, đeo khẩu trang và sử dụng các phụ kiện bảo vệ để bảo vệ mũi khỏi các yếu tố bên ngoài.

Nhớ rằng, việc tuân thủ mọi hướng dẫn của bác sĩ và chăm sóc đúng cách sẽ giúp bạn có quá trình phục hồi mũi suôn sẻ và hiệu quả hơn.

Những lưu ý sau khi nâng mũi để sở hữu dáng mũi đẹp
Chế độ chăm sóc tại nhà đóng vai trò quan trọng để có chiếc mũi đẹp

Thông qua bài viết này, chúng tôi hi vọng bạn đã tìm ra câu trả lời cho thắc mắc “Nên nâng mũi cấu trúc hay bọc sụn?“. Chúc bạn sớm tìm được địa chỉ nâng mũi và phương pháp nâng mũi phù hợp với bản thân.

5/5 - (5 bình chọn)
Chia sẻ nếu thấy hữu ích
5/5 - (5 bình chọn)