Tình trạng nâng mũi bọc sụn bị đỏ ở đầu mũi vẫn xảy ra đối với một số khách hàng hiện nay, điều ấy khiến khách hàng lo lắng vô cùng. Nhiều người đặt ra câu hỏi, liệu rằng tình trạng đỏ đầu mũi sau phẫu thuật có nguy hiểm không? Đầu mũi đỏ sau khi nâng mũi gồm những nguyên nhân nào? Dưới đây, bài viết sẽ cung cấp thông tin, giải đáp về nội dung nâng mũi bị đỏ đầu mũi
1. Vì sao nâng mũi bọc sụn vẫn bị đỏ đầu mũi?
Bị đỏ đầu mũi sau khi nâng mũi bọc sụn là một trong những hiện tượng xảy ra ở nhiều chị em gặp phải sau khi phẫu thuật. Người phẫu thuật sẽ có tâm lý lo lắng và hoang mang khi gặp tình trạng này. Đừng lo lắng, theo bác sĩ cho biết đây là một hiện tượng vô cùng bình thường và điều này sẽ diễn ra khoảng 1 đến 2 tuần đầu. Sau đây là một số nguyên nhân chính khiến nâng mũi bọc sụn vẫn bị đỏ sau hậu phẫu thuật.
1.1 Phản ứng tự vệ của cơ thể trước phẫu thuật
Hiện tượng này có thể được giải thích như một phản ứng tự nhiên của cơ thể khi phần sụn được cấy vào mũi, gây kích thích cơ thể phản ứng bằng cách đào thải, dẫn đến sự đỏ nhẹ ở phần đầu mũi. Các chuyên gia đã xác nhận rằng hiện tượng này là hoàn toàn bình thường, cơ thể cần thời gian để thích nghi với phần sụn mới được phẫu thuật vào mũi.
1.2 Cơ thể dị ứng với vật liệu độn
Có rất nhiều loại độn mũi khác nhau trên thị trường hiện nay, do đó cơ thể dị ứng với vật liệu độn vì có nhiều nguồn gốc. Cơ địa của mỗi người khác nhau vì thế đối với một loại vật liệu nào bất kì, cơ thể có thể tương thích hoặc tương khắc với nó. Do đó, trước khi tiến hành phẫu thuật, ta nên cần xem xét cẩn thận và kỹ lưỡng tình trạng mũi để có thể lựa chọn đơn vị thẩm mỹ phù hợp trên thị trường.
1.3 Giãn tĩnh mạch
Sau khi thực hiện việc bọc sụn mũi, phần đầu mũi có thể trở nên căng lên, và da mũi có thể trở nên mỏng hơn, gây hiện tượng giãn tĩnh mạch. Sự giãn tĩnh mạch thường xảy ra ở phần đầu mũi vì không đủ để chứa vật liệu được cấy ghép vào mô mũi. Hiện tượng đỏ ở đầu mũi do giãn tĩnh mạch sẽ dần được giảm khi cơ thể đã thích nghi với sụn mới.
1.4 Sử dụng chất liệu độn quá cứng, quá cao hoặc đặt chất liệu quá dài
Hiện nay, có rất nhiều cơ sở làm đẹp mọc lên như nấm do nhu cầu thẩm mỹ của chị em ngày càng nhiều tuy nhiên các cơ sở này không được cấp giấy tờ hoạt động rõ ràng và đi kèm dịch vụ kém chất lượng. Chỉ tập trung vào lợi nhuận, nhiều cơ sở thẩm mỹ đã sử dụng những chất liệu độn mũi bằng silicon giá rẻ, cứng và kém chất lượng.
1.5 Nâng mũi L-line
Kỹ thuật phẫu thuật nâng mũi L-line thường sử dụng sụn tự thân và sụn sinh học để tạo dáng mũi tự nhiên và chuẩn nhất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hiện tượng đỏ đầu mũi có thể xuất hiện do cơ chế tự nhiên của cơ thể. Điều đáng chú ý, việc sử dụng sụn tự thân để bọc phần đầu mũi trong phương pháp nâng mũi L-line thể hiện sự tương thích tốt với cơ thể. Thông thường, nếu có tình trạng đỏ ở đầu mũi, điều này thường chỉ diễn ra trong vài ngày đầu tiên sau phẫu thuật.
1.6 Da mũi quá mỏng
Da mũi quá mỏng được xem xét là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng đỏ ở đầu mũi sau quá trình nâng mũi bọc sụn. Đối với nhiều bệnh nhân, khi da mũi quá mỏng thì phần sụn được cấy ghép, phần da này thường căng lên, gây ra tình trạng đỏ đầu mũi.
Bên cạnh đó, khi gặp phải bác sĩ không có đủ chuyên môn, họ có thể tư vấn dáng mũi chưa phù hợp đối với những người có da mũi mỏng, điều đó có thể dẫn đến mũi quá cao thì phần da sẽ không giữ được sụn mũi gây ra dễ bị lộ sống mũi.
2. Tips để tránh nâng mũi bọc sụn vẫn bị đỏ
Để tránh trường hợp nâng mũi bị đỏ đầu mũi bạn cần:
- Lựa chọn địa chỉ thẩm mỹ uy tín để được tư vấn và trải nghiệm chất lượng dịch vụ tốt
- Phải chọn dáng mũi thật phù hợp với khuôn mặt bản thân
- Chú ý sinh hoạt và ăn uống sau hậu phẫu thuật
- Tuân thủ theo yêu cầu của bác sĩ và thăm khám định kì đúng hạn
3. Giải pháp cho nâng mũi bọc sụn vẫn bị đỏ đầu mũi
3.1 Phải lựa chọn cho mình cơ sở nâng mũi uy tín
Yếu tố quan trọng nhất khi bạn quyết định phẫu thuật thẩm mỹ. Lựa chọn được địa chỉ an toàn và uy tín để đảm bảo sức khỏe và tránh các biến chứng có thể xảy ra.
3.2 Chú ý chăm sóc sau quá trình phẫu thuật
Nên chăm sóc sau phẫu thuật vì điều ấy ảnh hưởng đến kết quả của quá trình nâng mũi. Sau hậu phẫu, bạn cần chú ý tránh vận động mạnh gây tác động đến mũi và phần đầu mũi cần đặc biệt chú trọng hơn. Thêm với đó, bạn cần bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp và việc vệ sinh cho mũi cần lưu ý để đạt được kết quả nâng nâng mũi tốt nhất có thể.
3.3 Chọn được phương pháp nâng mũi phù hợp
Để tránh bị mũi đỏ do bọc sụn, bạn nên cân nhắc chọn lựa phương pháp nâng mũi phù hợp cho mình. Nếu da mũi bạn mỏng thì cần tránh nâng mũi quá cao gây ảnh hưởng không đáng có về sau.
Những thông tin trên đây đã cung cấp những chi tiết quan trọng về phẫu thuật nâng mũi, đặc biệt là về tình trạng nâng mũi bọc sụn vẫn bị đỏ đầu mũi.. Chúng tôi hy vọng rằng những kiến thức này sẽ là một phần hữu ích, giúp bạn tự tin hơn và chuẩn bị tốt hơn cho quá trình nâng mũi của mình