Có nên tiêm mũi đẻ không đau? Thuốc có hại không?

511
Có nên tiêm mũi đẻ không đau? Thuốc có hại không?

“Có nên tiêm mũi đẻ không đau?” – Đây là một câu hỏi mà nhiều bà bầu đặt ra khi bắt đầu hành trình của mình trong quá trình mang thai và chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Trong thời kỳ này, sự lo lắng về đau đớn khi sinh con là điều mà nhiều phụ nữ quan tâm. Để hiểu rõ hơn về ưu và nhược điểm của việc tiêm mũi đẻ không đau, chúng ta hãy cùng tìm hiểu những thông tin chi tiết ở bài viết bên dưới của chúng tôi nhé!

1. Phương pháp đẻ không đau là gì?

Cơn đau trong thời điểm chuyển dạ ở mỗi thai phụ sẽ được cảm nhận một cách rất đặc biệt, tùy vào tình trạng sinh lý, tâm lý hoặc văn hóa của bà mẹ lúc sinh con. Cơn đau sẽ kéo dài rất lâu và tăng dần trong quá trình chuyển dạ, đạt đến cường độ tối đa lúc em bé di chuyển va vào xương chậu của mẹ.

Phương pháp gây tê bên ngoài màng cứng chính là kỹ thuật giảm đau nhanh chóng, hiệu quả nhất hiện này mà sản phụ vẫn luôn tỉnh táo khi sinh con, sử dụng giảm đau trong lúc chuyển dạ tự nhiên, còn biết với tên gọi khác là đẻ không đau. Phần lớn, phương pháp này được thực hiện khi cổ tử cung của sản phụ bắt đầu mở 3 – 8 cm, tuy nhiên thì cũng có thể thực hiện sớm hơn nếu mẹ cảm thấy quá đau hoặc một số trường hợp bênh lý khác. Có một số trường hợp “đẻ không đau” cũng được thực hiện khi cổ tử cung mở hơn 8cm, miễn là em bé vẫn chưa lọt sâu quá khung chậu của người mẹ.

Phương pháp đẻ không đau là gì?
Phương pháp gây tê bên ngoài màng cứng

2. Có nên tiêm mũi đẻ không đau?

Đối với phương pháp “đẻ không đau” các sản phụ sẽ được tư vấn và thực hiện bởi những bác sĩ chuyên khoa Gây mê hồi sức khi có nhu cầu. Phương pháp tiêm thuốc đẻ không đau không bị bắt buộc đối với bất kỳ sản phụ nào.

Một liều thuốc tê giúp đẻ không quá đau được tiêm thông qua ống dẫn vào khoang ngoài màng cứng, cơn đau chuyển dạ của sản phụ được giảm đi một phần sau thời gian 10 phút tiêm. Công dụng của loại thuốc này là làm giảm đau trong khoảng 45 đến 70 phút, nếu quá trình chuyển dạ lâu có thể gây tê lại từ lúc đầu hoặc tiêm thêm thuốc.

Gây tê ngoài màng cứng cho phép sản phụ nhận biết được cơn gò tử cung và trải qua quá trình rặn đẻ bình thường. Vậy nên, câu hỏi: “Có nên tiêm mũi đẻ không đau?” phần lớn sẽ phụ thuộc vào nhu cầu và mong muốn của sản phụ đó.

Có nên tiêm mũi đẻ không đau?
Có nên tiêm mũi đẻ không đau?

3. Đối với sản phụ – Tiêm thuốc đẻ không đau có hại không?

Khi sử dụng phương pháp gây tê ngoài màng cứng trong quá trình sinh nở, sản phụ có thể trải qua một số tác dụng phụ tạm thời. Những cảm giác khó chịu như giảm huyết áp, cảm giác lạnh, ngứa, hoặc tê chân có thể xuất hiện. Có thể một số sản phụ sẽ cảm thấy chân nặng hoặc gặp khó khăn khi nhấc chân lên. Một số người cũng có thể gặp khó khăn khi đi tiểu và cần sử dụng ống thông tiểu. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ tận tâm điều trị để giảm thiểu hoặc loại bỏ những tác dụng phụ này.

Đặc biệt, mối lo ngại lớn nhất của sản phụ và người thân thường là đau lưng khi sử dụng phương pháp gây tê ngoài màng cứng. Theo quan điểm y học, không có chứng cứ nào chỉ ra rằng đau lưng sau khi sinh nở xuất phát từ việc sử dụng gây tê ngoài màng cứng. Thực tế, 50% sản phụ không sử dụng phương pháp này cũng có thể gặp vấn đề về đau lưng. Nguyên nhân có thể bao gồm sự biến đổi hình dạng cột sống khi mang thai, giãn dây chằng ở vùng lưng, hoặc tư thế không đúng khi sinh. Nếu đau lưng xuất phát từ việc sử dụng gây tê ngoài màng cứng tại vị trí tiêm, thường sẽ tự giảm đi trong khoảng 48 giờ sau khi sinh.

Đối với sản phụ - Tiêm thuốc đẻ không đau có hại không?
Đối với sản phụ – Tiêm thuốc đẻ không đau có hại không?

4. Đối với bé – Phương pháp đẻ không đau có hại không?

Thuốc tê dùng để gây tê bên ngoài màng cứng hoàn toàn không ảnh hưởng hay dẫn đến nguy hiểm gì cho bé. Gây tê ngoài màn cứng chỉ là phương pháp để ngăn chặn cơn đau ở mẹ, không độc hại cho trẻ sơ sinh. Huyết áp của mẹ trong quá trình gây tê cần được giữ ở mức ổn định và cần theo dõi liên tục, nếu được thì điều chỉnh thuốc sao cho an toàn tuyệt đối với bé.

Đối với bé - Phương pháp đẻ không đau có hại không?
Đối với bé – Phương pháp đẻ không đau có hại không?
5/5 - (5 bình chọn)
Chia sẻ nếu thấy hữu ích
5/5 - (5 bình chọn)