Bé bị khụt khịt mũi nhưng không có nước: Nguyên nhân và cách xử lí

170
Bé bị khụt khịt mũi nhưng không có nước: Nguyên nhân và cách xử lí

Vào những thời điểm giao mùa, các trẻ thường rất dễ bị mắc các bệnh viêm đường hô hấp, cảm cúm, nghẹt mũi, sổ mũi. Trong đó, triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi dễ gặp thường xuyên nhất và khi bé bị khụt khịt mũi nhưng không có nước kéo dài nhiều phụ huynh hoang mang không biết bé có mắc viêm đường hô hấp không. Hiểu được điều đó, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây nhé!

1. Nguyên nhân khụt khịt mũi ở bé

Khụt khịt mũi là triệu chứng xảy ra khi chất nhầy xuất hiện ở khoang mũi gây ra cảm giác nghẹt mũi khó chịu và khó thở. Do đó, cơ thể có phản ứng đáp ứng lại bằng hành vi khịt mũi khi thở để làm thông thoáng đường thở. 

Biểu hiện khụt khịt ở mũi sẽ khác nhau tùy vào mỗi nguyên nhân dẫn đến có hai triệu chứng như khụt khịt có nước mũi và khụt khịt có nước mũi. 

Có thể do nhiều nguyên nhân gây ra trường hợp bé khụt khịt mũi mà không có nước thường nhưng hay gặp nhất là các nguyên nhân sau: 

  • Do bé bị cảm lạnh: Lý do cơ bản và phổ biến khiến trẻ ngủ ngáy là khi cơ thể cảm lạnh, niêm nạc, gây ra nghẹt mũi, khó thở nhưng không có nước mũi.             
  • Do cơ địa trẻ bị dị ứng: Có thể do thời tiết, phấn hoa, lông thus, hóa chất, thức ăn… khiến trẻ khụt khịt mũi nhưng không có nước. 
  • Do thời tiết lạnh: Cơ thể của trẻ em thường còn non yếu và sức đề kháng yếu nên dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Vì vậy, phụ huynh cần giữ ấm cho trẻ. 
  • Do mũi có bất thường: Nên kiểm tra mũi bé có dị vật nào bất thường bị nhét vào hay không vì có thể chính dị vật đó gây nên viêm mũi và có thể gây nhiễm trùng. 
Nguyên nhân khụt khịt mũi ở bé
Nguyên nhân khụt khịt mũi ở bé

2. Bé bị khụt khịt mũi nhưng không có nước có bị sao không?

Đối với những trẻ sơ sinh mới vài tuần mà bị sổ mũi và thờ khò khè mà không có chảy nước mũi thì các bậc phụ huynh yên tâm vì đây chỉ là hiện tượng nước mũi sinh lý nên bệnh sẽ tự khỏi khi chăm tóc tốt. 

Tuy vậy, nếu bé không được chăm sóc cẩn thận, tình trạng viêm nhiễm sẽ trở nên nguy hiểm và tiếp diễn lan rộng đến đường hô hấp sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và phát triển của trẻ. 

3. Khi bé khụt khịt mà không có nước thì phải xử lí như thế nào?

Đối với trẻ sơ sinh, khi mắc bệnh phụ huynh nên sửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý. Rửa ⅔ lần/ ngày cho bé và dọn dẹp không gian trong nhà sạch sẽ thông thoáng. Ngoài ra, các mẹ có thể rửa mũi với nước muối biển cho bé để mang lại kết quả hiệu quả hơn. 

Bên cạnh đó, thoa tinh dầu tràm lên áo hoặc chân giúp bé cảm giác sẽ dễ chịu hơn. Nếu bé lớn hơn 2 tuổi có thể sử dụng tinh dầu xoa bóp lòng bàn chân, lưng, sau tai để tạo nhiệt ấm cho trẻ, đặc biệt là mùa lạnh 

Khi tắm cho bé sử dụng nước ấm và cho vài giọt tinh dầu vào sẽ giúp lưu thông máy và làm loãng, tan đờm trong mũi cho bé thoải mái hơn. 

Khi bé ngáy nhưng không khạc được mũi ra ngoài, phụ huynh không được lạm dụng quá nhiều việc ngoáy mũi bằng miệng và máy hút mũi. Chỉ sử dụng chúng khi bé khạc ra nhiều nước mũi và không thể thở. Nếu sử dụng ngoáy mũi quá sớm sẽ làm áp lực lên cuốn mũi sẽ làm tổn thương mũi và ảnh hưởng không tốt đến trẻ. 

Khi bé khụt khịt mà không có nước thì phải xử lí như thế nào?
Khi bé khụt khịt mà không có nước thì phải xử lí như thế nào?

Khi bé ngáy nhưng không sổ mũi, phụ huynh không được tự ý cho trẻ uống thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Nếu sử dụng bừa bãi có thể khiến tình trạng nặng và bé rất dễ gặp nguy hiểm về sức khỏe. 

Bên cạnh đó, các mẹ nên cho trẻ bú nhiều hơn để bổ sung kháng thể tự nhiên giúp khỏe mạnh nhanh hơn. Đảm bảo môi trường đường ruột khỏe mạnh cho trẻ, khi trời lạnh cần giữ ấm cơ thể, thiết lập chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng…

4. Những sai sót hay gặp phải khi cha mẹ chăm sóc con bị khụt khịt mũi

Khi gặp phải triệu chứng khụt khịt mũi không nước, một số tình huống sẽ thường gặp phải như sau: 

4.1 Tự ý sử dụng thuốc khi bé bị khụt khịt mũi lâu ngày

Các bậc phụ huynh thường xuyên cho bé uống thuốc chưa được chỉ định kê đơn từ bác sĩ. Khi sử dụng sai loại thuốc sẽ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng và gây nguy hiểm. Vì thế, khi bé khó chịu, khóc quấy nhiều, phát ra tiếng thương tâm thì ba mẹ vẫn không được tự ý cho bé sử dụng thuốc. Thay vào đó nên đưa các bé đến cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời. 

4.2 Giữ ấm và kiêng tắm cho bé khi bé bị khụt khịt mũi lâu ngày

Các bậc cha mẹ ở Việt nam có tâm lý khi bị ốm thì không nên tắm vì lo lắng rằng sẽ khiến bị ốm nặng hơn. Khi trẻ có các tình trạng hắt hơi, khụt khịt mũi,….đều vội vàng giữ ấm cho bé. Nhưng việc giữ ấm quá kĩ và quá mức dẫn đến bé ra nhiều mồ hôi. Kết hợp với việc kiêng tắm, mồ hôi và các loài vi khuẩn có thể sinh sôi nảy nở và gây hại cho trẻ. Vì vậy, hãy tắm nước ấm cho bé và giữ ấm cho bé đúng cách để bé nhanh khỏi bệnh và thoải mái hơn.

Giữ ấm và kiêng tắm cho bé khi bé bị khụt khịt mũi lâu ngày
Giữ ấm và kiêng tắm cho bé khi bé bị khụt khịt mũi lâu ngày

4.3 Hút mũi cho con bằng miệng

Không nên dùng cách hút mũi bằng máy hay bằng miệng khi bé có dấu hiệu khụt khịt mũi. Thực tế đó là cách sai lầm khi tiến hàng hút mũi cho bé khiến bị khó thở do hút mũi nhiều làm giảm chức năng của cơ thể. 

Bên cạnh đó, khoang miệng chứa nhiều vi khuẩn, đặc biệt là người lớn. Dùng miệng hút mũi có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào khoang mũi của trẻ gây nên tình trạng viêm mũi, viêm hô hấp

Việc chăm sóc bé bị khụt khịt mũi nhưng không có nước chúng tôi đã cung cấp những thông tin bài viết trên. Hãy tìm hiểu kỹ các thông tin và phương pháp để điều trị hợp lý và an toàn cho bé. Nên đến các cơ sở y tế thăm khám khi có dấu hiệu bất thường và tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc cho bé khi không có chỉ định của bác sĩ. Chúc các bé mạnh khỏe!

5/5 - (5 bình chọn)
Chia sẻ nếu thấy hữu ích
5/5 - (5 bình chọn)