Chó chảy máu mũi là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị?
Chó chảy máu mũi là bệnh gì? “Boss” của bạn đột ngột bệnh chảy máu mũi, điều này khiến “sen” lo lắng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả khi chó gặp tình trạng này nhé!
1. Chó chảy máu mũi là bệnh gì?
Chó bị chảy máu mũi do chấn thương thường dễ xác định nguyên nhân. Tuy nhiên, trong những trường hợp không phải do chấn thương, quan trọng là phải nhanh chóng xác định nguyên nhân gây bệnh. Hiện tượng chảy máu mũi ở chó có thể là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh sau:
- Do bệnh răng miệng, nhiễm trùng
- Do di truyền về máu như: rối loạn đông máu, cao huyết áp hoặc những vấn đề liên quan đến nồng độ protein trong máu
- Do bệnh liên quan đến răng miệng
- Do bị u nhọt, ung thư đường thở hay do bị xoang mũi
- Do ăn phải thuốc bả chuột, thuốc độc.
- Do nhiễm phải nấm
- Có thể do chó bị dị ứng với một vài thành phần trong môi trường sống của chúng như: phấn hoa, bông cỏ lau, côn trùng ký sinh khiến chúng cào mũi gây tổn thương mũi và chảy máu.
Chảy mũi ở chó thường liên quan đến nhiều bệnh lý nguy hiểm có thể đe doạ tính mạng của thú cưng. Vì vậy, khi chăm sóc chó tại nhà, quan trọng là bạn cần theo dõi các triệu chứng bệnh để có thể điều trị kịp thời cho chó của mình.
2. Nguyên nhân dẫn đến chó bị chảy máu mũi
Trong trường hợp phát hiện chó bị chảy máu mũi, bạn nên xác định được nguyên nhân khiến cho bé bị hiện tượng này để có hướng điều trị chuẩn, hiệu quả. Một số nguyên nhân dẫn đến chó bị chảy máu mũi phổ biến phải kể đến như:
- Do chó bị va đập mạnh phần mũi khiến chó bị chảy mũi
- Do có vật lạ trong mũi hoặc do chó bị dị ứng khiến các mao mạch trong niêm mạch mũi bị vỡ ra
- Có khối u bất thường trong mũi của chó
- Do bị nhiễm nấm
- Do mắc bệnh lý di truyền
- Do ăn phải chất độc khiến quá trình đông máu bị vô hiệu hoá
- Ung thư tủy xương cũng khiến chó bị chảy máu mũi
- Do áp xe chân răng khiến khoang mũi bị chảy máu
3. Cách điều trị chó bị chảy máu mũi hiệu quả
Khi bạn phát hiện chó của mình bị chảy máu mũi, hãy giữ chúng nằm yên trên mặt phẳng và tránh kích động mạnh hoặc cử động. Bạn có thể an ủi cún bằng cách chườm khăn lạnh vào mũi, giúp giảm nhiệt độ mạch máu và tránh máu chảy ra ngoài. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp sơ cứu tạm thời. Tốt nhất là đưa ngay chó đến cơ sở thú y để được bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời. Bác sĩ có thể tiêm canxi vào mạch máu và kê đơn uống vitamin C để hạn chế lượng máu chảy.
Sử dụng bông và gạch để thấm vào mũi chó, đồng thời cho chó uống nước lá nhọ nồi để cầm máu. Trong trường hợp không biết nguyên nhân gây chảy máu mũi, tránh sử dụng kháng sinh mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ, vì điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của chó và gây hậu quả xấu.
4. Phòng tránh như thế nào?
Để hạn chế ngu cơ chó bị chảy máu mũi, bạn nên tìm hiểu cách phòng tránh cơ bản cho “boss”. Dưới đây là một số cách phòng tránh hiệu quả:
- Nơi ở, đồ chơi, đồ dùng của chó phải luôn giữ sạch sẽ
- Đưa cún đến các cơ sở thú y gần nhà để tiêm phòng theo định kỳ
- Chú ý đến cún khi thời tiết chuẩn bị chuyển mùa
- Tìm hiểu những kiến thức liên quan đến thuốc uống và cách xử lý khi chó bị chảy máu mũi, nước mũi
- Chế độ dinh dưỡng cần đảm bảo đầy đủ để các bé cún có cơ hội phát triển toàn diện, có đề kháng tốt để vượt qua các căn bệnh không mong muốn. Ngoài ra, cần thường xuyên bổ sung rau muống, sữa và một số vitamin C khác.
Không nên tự ý điều trị, khám chữa cho cún tại nhà nếu không rõ nguyên nhân tại sao nó bị như vậy. Bởi trên thực tế, có vô vàn những lý do khiến chó bị chảy máu mũi, nên nếu chưa biết rõ nguyên nhân là gì điều trị như vậy cũng chỉ tốn kém, không mang lại hiệu quả.
Chó bị chảy máu mũi là dấu hiệu nghiêm trọng, cần chăm sóc kịp thời. Đưa chó đến bác sĩ thú y ngay để xác định nguyên nhân và lên kế hoạch điều trị. Việc hiểu rõ về tình trạng sức khỏe giúp ngăn chặn hậu quả tiêu cực. Hãy đến phòng khám thú y định kỳ để nhận tư vấn chuyên nghiệp và an toàn, đảm bảo sức khỏe của thú cưng được chăm sóc đúng cách.