Các công việc cho người không giỏi giao tiếp hot nhất 2024
Kỹ năng giao tiếp là chìa khóa để dẫn bạn đi đến thành công trong mọi ngành nghề. Tuy nhiên không phải ai sinh ra cũng giỏi giao tiếp. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ gợi ý đến bạn đọc các công việc cho người không giỏi giao tiếp để tham khảo và lựa chọn nhé.
Danh sách các công việc cho người không giỏi giao tiếp
1. Công nghệ, lập trình
Ngành IT, công nghệ phù hợp với những ai không giỏi giao tiếp, hướng nội. Nếu theo học ngành IT, bạn cần có đầu óc tư duy logic, khả năng phân tích dữ liệu, đọc hiểu, giải quyết vấn đề, tính tập trung cao và khả năng chịu đựng áp lực tốt.
Đối với các nghề như phát triển phần mềm hoặc hệ thống thường yêu cầu kỹ năng làm việc nhóm và hợp tác, nhưng trên tần suất không quá dày đặc như các nghề white-collar khác. Vì vậy bạn có lựa chọn lập trình nếu đang tìm công việc cho người không giỏi giao tiếp.
2. Nha khoa
Nha khoa là một trong số các ngành học được nhiều bạn trẻ theo học hiện nay. Làm bác sĩ nha khoa thì bạn chỉ có giao tiếp với các bệnh nhân như tư vấn và theo dõi quá trình điều trị răng của bệnh nhân.
Công việc bác sĩ nha khoa không cần bạn phải giao tiếp nhiều, chủ yếu là sự tập trung cao độ. Bạn chỉ cần đảm bảo bệnh nhân có thông tin quan trọng và không được bỏ lỡ thời gian quan trọng trong quá trình làm răng.
3. Đầu bếp
Ngành đầu bếp chính là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho những ai sành nấu ăn nhưng không giỏi trong khoản giao tiếp. Đây cũng là công việc có tầm quan trọng lớn trong các lĩnh vực như nhà hàng, khách sạn,…
Đặc thù của nghề bếp là bạn dành phần lớn thời gian ở trong bếp và tạo nên những món ăn tuyệt hảo về mặt thẩm mỹ và hương vị. Đối với các vị trí như phụ bếp sẽ ít phải giao tiếp hơn bếp trưởng. Bạn phải có đôi bàn tay khéo léo, kỹ năng làm việc hiệu quả dưới áp lực lớn, đặc biệt là khả năng sáng tạo món ăn tốt.
Đối với làm bếp trưởng, bạn cần phân công công việc hợp lý cho từng người trong bộ phận bếp để công việc vận hành trơn tru, đảm bảo vệ sinh hoặc thi thoảng nói chuyện với khách hàng,… Tuy không giao tiếp nhiều như các nghề chăm sóc khách hàng hay sales, biết giao tiếp cũng là cách giúp bạn kết nối mối quan hệ tốt hơn.
4. Kỹ thuật
Kỹ thuật cũng là công việc cho người không giỏi giao tiếp mà bạn có thể tham khảo. Công việc sửa chữa, kiểm tra các thiết bị sẽ yêu cầu kiến thức chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm và con mắt tinh anh.
Thường thì những người làm kỹ thuật phải đến ở chỗ đông người, nhưng việc giao tiếp liên tục là điều không hề bắt buộc. Dưới đây là một số ngành kỹ thuật mà bạn có thể tham khảo:
- Kỹ thuật hoá học
- Kỹ thuật hàng không
- Kỹ thuật hình ảnh y học
- Kỹ thuật điện tử truyền thông
- Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá
5. Kế toán
Công việc kế toán là vị trí nhất định phải có dù công ty đó lớn hay nhỏ. Bạn cần lối tư duy logic, kỹ năng tổng hợp tốt, quản lý giấy tờ, kiến thức sâu rộng về quy trình kế toán, dữ liệu phức tạp,…
Ngành kế toán có đặc thù nghiêng về số liệu, nên kỹ năng giao tiếp sẽ không chiếm phần lớn trong khả năng thành công của bạn. Do đó, nếu khả năng giao tiếp của bạn không xuất sắc thì cũng đừng quá lo lắng, công việc chỉ cần bạn truyền đạt thông tin dễ hiểu, rõ ràng và ứng xử không làm mất lòng các bộ phận khác.
6. Nghiên cứu
Các ngành nghề liên quan đến nghiên cứu cũng là sự lựa chọn không hề tồi dành cho những ai không giỏi trong vấn đề giao tiếp. Tuy không yêu cầu bạn có kỹ năng giao tiếp cao siêu, nhưng bạn cũng phải có khả năng thuyết trình để diễn đạt kết quả nghiên cứu hoặc bàn bạc với đồng nghiệp.
Ngoài ra, bạn cũng cần phải có khả năng phân tích, lập luận sắc bén, nghiên cứu sâu, và thực sự đam mê với phòng thí nghiệm,…. Vì phục vụ cho công việc như nghiên cứu phát triển, nghiên cứu khoa học nên bạn sẽ phải làm việc khá nhiều. Tuy nhiên, cũng có lức bạn phải nói chuyện và trao đổi thông tin mới có thể đi đến kết quả chính xác, vậy nên đừng quá khép nép mình vao khuôn khổ.