Các bố mẹ rất quan tâm và lo lắng cho con khi xuất hiện các triệu chứng ho và ho có đờm, sổ mũi trong, có màu vàng hoặc màu xanh. Vậy trẻ bị sổ mũi xanh ho có đờm báo hiệu bệnh gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc của các bố mẹ đang có con nhỏ.
1. Tổng quan sổ mũi xanh ho có đờm ở trẻ
Ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, các bé sẽ dễ bị bệnh liên quan đến đường hô hấp bởi các virus xâm nhập vì hệ hô hấp chưa phát triển toàn diện.
Sau khi bị nhiễm virus, trẻ nhỏ thường sẽ miễn dịch với loại virus này. Tuy nhiên, các trẻ thường xuyên bị cảm lạnh nhiều lần trong năm bởi các loại virus khác nhau và không phải virus nào cũng tạo ra khả năng miễn dịch lâu dài.
Miệng, mũi hoặc mắt của trẻ thông thường là những nơi virus cảm lạnh xâm nhập vào. Một số nguyên nhân trẻ có thể bị nhiễm virus sau:
- Không khí: Có thể do ai đó bị ho, hắt hơi hay nói chuyện lây truyền virus sang cho trẻ.
- Tiếp xúc trực tiếp: Những người bị cảm lạnh chạm, khi tiếp xúc với bé có thể lây nhiễm bệnh cho bé khi chạm vào tay, mắt, miệng hoặc mũi.
- Các bề mặt bị ô nhiễm: Một số virus có thể sống bên bề mặt khoảng hai giờ hoặc lâu hơn. Một số đồ vật bé có thể bị nhiễm khi chạm như đồ chơi, bàn ghế,…
2. Khi nào đến gặp bác sĩ
Hệ thống miễn dịch của trẻ nhỏ sẽ cần thời gian để hoàn thiện. Nếu bé bị sổ mũi, ho đờm mà không có biến chứng thì trong vòng 10-14 ngày trẻ sẽ tự khỏi bệnh.
Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi, khi bị bệnh nên gọi bác sĩ sớm. Ở trẻ sơ sinh, nên đảm bảo trẻ không có bệnh nghiêm trọng hơn, đặc biệt là bị sốt ở trẻ.
Nếu trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên. Hãy gọi cho bác sĩ khi:
- Trẻ đi vệ sinh ít
- Nhiệt độ cơ thể cao hơn 38 độ C
- Bị đau tai và hay cáu khỉnh bất thường
- Mắt bị đỏ hoặc có tiết dịch màu vàng hoặc xanh lục
- Bị khó thở
- Ho dai dẳng
- Chảy nước mũi đặc, màu xanh trong vài ngày liền
- Có các triệu chứng bất thường như tiếng kêu
3. Điều trị cho trẻ bị ho đờm sổ mũi không dùng kháng sinh
Trẻ có chất nhầy màu vàng hoặc xanh lá thì chưa chắc trẻ bị nhiễm trùng xoang hoặc cần dùng kháng sinh. Thuốc kháng sinh có nhiều tác dụng phụ và nếu lạm dụng có thể gây ra tình trạng vi khuẩn kháng thuốc.
Khi trẻ bị ho đờm, xuất hiện nước mũi có thể áp dụng một số phương pháp sau:
- Nên cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn
- Nên uống nước ấm/ sữa pha ấm. Điều đó để làm loãng đờm cho bé
- Nên sử dụng máy tạo hơi ẩm hoặc máy phun sương
- Nên dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi hoặc thuốc xịt và ống hút mũi cho bé thường xuyên để thông mũi
- Nên khiểm soát cơn đau hoặc sốt ở trẻ bằng acetaminophen hoặc ibuprofen phù hợp với độ tuổi và cân năng ở trẻ
Phụ huynh cần xem tình trạng trẻ bị sổ mũi xanh ho có đờm, nếu có dấu hiệu nào bất thường nào khi bệnh phải nhanh chóng đưa trẻ đến các địa điểm chuyên khoa Nhi để thăm khám và chữa trị một cách kịp thời.