Bài thơ Tâm sự của cái mũi – Giáo án và lời bài thơ chi tiết

334
Bài thơ Tâm sự của cái mũi – Giáo án và lời bài thơ chi tiết

Lời bài thơ Tâm sự của cái mũi chi tiết và đầy đủ dành cho các bé. Phần bên dưới là giáo án cho các giáo viên tham khảo.

1. Lời bài thơ Tâm sự của cái mũi

Tôi là chiếc mũi xinh

Giúp bạn biết bao điều

Ngửi hương thơm của lúa

Hương ngạt ngào của hoa

***

Như vậy đã hết đâu

Giúp bạn thở nữa đấy

Chúng ta cùng giữ sạch

Để chiếc mũi thêm xinh

Tác giả: Phạm Hổ

2. Giáo án bài thơ Tâm sự của cái mũi

Dưới đây là soạn giáo án thơ Tâm sự của cái mũi

2.1 Mục tiêu

Kiến thức:
  • Bé đọc thuộc bài thơ, nhớ tựa đề bài thơ và tên tác giả
  • Bé hiểu được nội dung được truyền tải trong bài thơ: mũi là bộ phận cơ thể, giác quan của cơ thể, mũi để thở, ngửi. Chính vì thế cần giữ gìn vệ sinh mũi sạch sẽ
Kỹ năng:
  • Rèn luyện kỹ năng đọc, nghe và trả lời câu hỏi cô chính xác, đầy đủ, rõ ràng
  • Bé đọc diễn cảm, rõ ràng
Thái độ:
  • Bé vui vẻ, hào hứng trong giờ học
  • Bé hiểu được công dụng của mũi, biết vệ sinh bảo vệ mũi và những bộ phần cơ thể luôn sạch sẽ để khỏe mạnh

2.2 Chuẩn bị

  • Hình ảnh minh họa cho bài thơ “Tâm sự của cái mũi”
  • Nhạc bài hát “Cái mũi”
Hình ảnh minh họa cho bài thơ "Tâm sự của cái mũi"
Bài thơ Tâm sự của cái mũi

2.3 Tiến hành hoạt động bài giảng

Hoạt động của cô và bé

Gây hứng thú
  • Cùng bé giao lưu hát bài “Cái mũi”
  • Trò chuyện dẫn dắt bài học bắt đầu từ bài hát
Nội dung

Cô đọc thơ bằng giọng truyền cảm, diễn cảm (Đọc 2 lần có kết hợp hình ảnh minh họa)

Trò chuyện, đàm thoại để giúp bé hiểu nội dung hơn

  • Hôm nay, chúng ta đã đọc bài thơ gì vậy?
  • Trong bài thơ, cái mũi nói về điều gì với chúng ta?
  • Chúng ta sử dụng mũi để làm gì?
  • Mũi giúp chúng ta cảm nhận được những hương vị gì?
  • Mũi không chỉ giúp chúng ta ngửi, mà còn giúp chúng ta làm gì nữa?
  • Để cái mũi trở nên xinh đẹp và sạch sẽ, chúng ta cần thực hiện những công việc gì?

Giáo dục: Trên cơ thể mỗi chúng ta, ngoài giác quan mũi thì còn có nhiều bộ phần khác cũng rất quan trọng, mỗi bộ phần đều có một nhiệm vụ, chức năng riêng. Vậy nên, mỗi ngày các con nhớ phải vệ sinh cho cơ thể sạch sẽ để luôn khỏe mạnh.

Dạy bé đọc thơ

  • Đọc cùng lớp (2 – 3 lần)
  • Xung phong, đọc thi theo cá nhân – nhóm – tổ
  • Chú ý sửa sai cho bé, động viên bé tích cực về nhà luyện đọc thơ

3. Kết thúc

Nhận xét và khen bé, động viên bé phát huy thêm

5/5 - (5 bình chọn)
Chia sẻ nếu thấy hữu ích
5/5 - (5 bình chọn)