Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng xi lanh đơn giản và an toàn

443
Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng xi lanh

Cơ địa của trẻ sơ sinh rất yếu nên dễ bị cảm, sổ mũi gây ra tình trạng chảy nước mũi, tiết dịch nhiều. Hiện tượng này nếu như không được điều trị hoàn toàn sẽ dẫn đến một vài di chứng như viêm phế quản, viêm họng,… Chính vì thế, việc vệ sinh mũi cho trẻ em là rất quan trọng, giúp loại bỏ đi bụi bẩn trong mũi làm ảnh hưởng đến đường thở. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng xi lanh qua bài viết này nhé!

1. Có nên dùng xi lanh rửa mũi cho trẻ sơ sinh?

Rửa mũi bằng xilanh đơn giản là việc sử dụng một chiếc xilanh mới, đẩy nước vào một bên mũi để làm sạch bụi bẩn. Thường được sử dụng cho trẻ sơ sinh, nhưng liệu phương pháp này có an toàn không? Thực tế, nó có thể mang theo nhiều rủi ro đáng kể. Nếu không thực hiện đúng cách, việc rửa mũi có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ sơ sinh, bao gồm:

1.1 Rửa mũi bằng xi lanh khiến bé bị sặc

Cách thức thực hiện đã nói lên nhược điểm đầu tiên khi sử dụng xilanh, đó là vô tình làm bé bị sặc. Vì khi bé nghẹt mũi, đường thở của bé rất khó, bị tắc nghẽn. Lúc này những bà mẹ cho rằng việc bơm lực mạnh vào bên trong sẽ dễ dàng đẩy chất nhầy ra bên ngoài. Nhưng ngược lại hoàn toàn với suy nghĩ đó, việc bơm xilanh vào mũi bé ở lượng nước lớn, mạnh rất nguy hiểm. Không cẩn thận dòng nước được bơm đó sẽ tràn thẳng xuống dưới cổ họng, thậm chí là tràn hẳn vào dịch phổi khiến bé sặc đỏ mặt. Nếu không biết cách xử lý hoặc xử lý chậm thì không chỉ khiến bé khó thở, hoảng loạn mà còn đe dọa đến tính mạng của trẻ.

Rửa mũi bằng xi lanh khiến bé bị sặc
Rửa mũi bằng xi lanh khiến bé bị sặc

1.2 Rửa mũi bằng xilanh khiến niêm mạc mũi bị tổn thương

Theo như bác sĩ khoa Nhi cho biết niêm mạc mũi ở độ tuổi trẻ sơ sinh, trẻ em khá mỏng và rất dễ bị tổn thương. Việc bơm vào mũi một lượng nước với tần suất nhanh, mạnh sẽ làm niêm mạc vô tình ảnh hưởng. Ngoài ra, xi lanh không dùng để vệ sinh mũi nên thiết kế chúng không phù hợp. Đầu của sản phẩm cứng, không hoàn toàn vô khuẩn nên gây ra nhiều đau đớn cho bé. Thậm chí khiến cho vùng niêm mạc chảy máu, trầy xước, từ đó gây nên tính nguy cơ nhiễm trùng ở bộ phận mũi.

Rửa mũi bằng xilanh khiến niêm mạc mũi bị tổn thương
Rửa mũi bằng xilanh khiến niêm mạc mũi bị tổn thương

1.3 Trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa do rửa mũi bằng xilanh

Giống như họng, tai cũng gắn liền với mũi ở trẻ sơ sinh. Vòi nhĩ ngắn và nằm ngang, vì vậy khi sử dụng xilanh để rửa mũi, cha mẹ cần chú ý. Tránh bơm nước quá mạnh và đảm bảo bé nằm đúng tư thế để ngăn nước đi ngược chiều. Nếu không, dịch nhầy có thể bị đẩy vào tai, ảnh hưởng đến phần tai giữa của bé và gây hậu quả nghiêm trọng sau này.

Rửa mũi bằng xilanh là một phương pháp hiệu quả để làm sạch nhầy mũi nhanh chóng. Tuy nhiên, quan trọng nhất là cha mẹ phải biết cách thực hiện đúng và an toàn. Tránh những tình huống không mong muốn như đã nêu ở trên để đảm bảo sự an toàn và thoải mái cho bé yêu của mình.

Trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa do rửa mũi bằng xilanh
Trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa do rửa mũi bằng xilanh

1.4 Bé bị viêm họng do rửa mũi bằng xilanh

Mũi và họng là hai bộ phận cơ bản của hệ hô hấp và nằm gần nhau. Khi sử dụng xilanh để bơm nước vào mũi, thay vì làm sạch bụi bẩn và nhầy từ mũi ra ngoài, chúng thường chảy ngược lại vào trong. Điều này có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn tồn tại và tăng nguy cơ bé mắc bệnh viêm họng. Việc này cần được thực hiện cẩn thận để tránh mối nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.

Bé bị viêm họng do rửa mũi bằng xilanh
Bé bị viêm họng do rửa mũi bằng xilanh

2. Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng xilanh

Để rửa mũi cho trẻ bằng xilanh, trước hết cha mẹ cần chọn mua đúng loại xilanh chuyên dụng cho trẻ. Trên thị trường có nhiều loại, vì vậy hãy chọn loại an toàn và hiệu quả nhất cho bé. Xilanh thường được thiết kế với đầu bịt silicon và khả năng kiểm soát lực bơm, giúp cha mẹ thao tác dễ dàng. Dưới đây là 5 bước mà bạn có thể tham khảo:

  • Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ vật dụng như xilanh chuyên dụng, nước muối sinh lý để vệ sinh, và một chiếc khăn lau sạch.
  • Bước 2: Đặt bé ở tư thế đúng. Bạn có thể đặt bé gần bồn rửa mặt hoặc sử dụng một chậu nhỏ. Đảm bảo bé nằm nghiêng về phía trước để nước không dễ dàng chảy xuống các bộ phận khác.
  • Bước 3: Sử dụng xilanh để bơm nước vào một bên mũi của trẻ (đặt đầu xilanh hướng lên trên và chếch nhẹ sang bên ngoài).
  • Bước 4: Bơm nước vào với áp lực vừa phải và dứt khoát. Sau đó, bé cúi đầu và thở ra bằng miệng. Khi dịch nhầy được đẩy ra, sử dụng khăn để lau sạch.
  • Bước 5: Lặp lại động tác với bên mũi còn lại.
5/5 - (5 bình chọn)
Chia sẻ nếu thấy hữu ích
5/5 - (5 bình chọn)