Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sổ mũi kéo dài? Mách mẹ cách xử trí

467
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sổ mũi kéo dài? Mách mẹ cách xử trí

Hiện nay, tình trạng sổ mũi kéo dài ở trẻ đang rất phổ biến, bởi vì cơ thể trẻ nhỏ có hệ miễn dịch còn non yếu và sức đề kháng kém. Để giải đáp cho các bậc phụ huynh những thông tin nguyên nhân khiến bé sơ sinh bị sổ mũi kéo dài và cách đề phòng chữa trị sẽ được trình này trong bài viết dưới đây. 

1. Tình trạng trẻ bị sổ mũi

Bên trong mũi có một lớp niêm mạc và một lớp chất nhầy bảo vệ. Chúng giúp bảo vệ chức năng hô hấp khỏi các tác nhân gây hại bên ngoài xâm nhập. 

Do các bộ phận biểu mô trong mũi phải chịu sự tác động của nhiều yếu tố bên ngoài như vi khuẩn, dị ứng thời tiết, dị vật trong mũi,..là nguyên nhân khiến trẻ bị sổ mũi. Khi bị tấn công từ các tác nhân, lớp biểu mô trong mũi sẽ tiết ra nhiều dịch để bảo vệ và lúc này xuất hiện tình trạng chảy nước mũi. 

Bên cạnh đó, trẻ bị sổ mũi kéo dài quá lâu có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm mũi, viêm họng, viêm tai giữa, tắc vòi tai,..Vậy nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế sớm và kịp thời để tránh để tình trạng bệnh kéo dài gây hại sức khỏe cho trẻ.

Tình trạng trẻ bị sổ mũi
Tình trạng trẻ bị sổ mũi

2. Nguyên nhân trẻ bị sổ mũi kéo dài

2.1 Do nhiễm trùng

Vi khuẩn, virus là nguyên nhân chính đầu tiên gây ra cho trẻ bị sổ mũi kéo dài. Cơ thể trẻ hệ miễn dịch còn rất non nớt nên rất dễ mắc bệnh đường hô hấp như cảm cúm, cảm lạnh. 

Những bệnh này thường sẽ diễn ra và khỏi trong vòng một tuần. Nhưng nếu đối với những trẻ có hệ miễn dịch và đề kháng yếu sẽ khiến bệnh kéo dài lâu hơn bình thường. Nếu không chữa trị dứt điểm và trẻ bị tái đi tái lại nhiều lần khiến trẻ bị sổ mũi kéo dài. 

2.2 Do viêm xoang

Viêm xoang chính là dịch nhầy màu xanh lá hoặc màu vàng khi trẻ sổ mũi. Khi mắc phải do viêm xoang gây nên mà không kịp thời chữa trị có thể gây nên biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm não. Vì vậy, nên đưa trẻ đi khám và điều trị sớm nhất khi mắc bệnh. 

2.3 Do viêm mũi dị ứng

Những biểu như ngứa mũi, chảy nước mắt và hắt hơi liên tục, nghẹt cả hai bên mũi.. khi trẻ mắc sổ mũi thì có khả năng cao đang bị do viêm mũi dị ứng. 

Bệnh thường xảy ra do thời tiết chuyển mùa, phấn hoa, bụi, lông của động vật,…khiến cho trẻ bị viêm mũi dị ứng cảm thấy khó chịu 

Do viêm mũi dị ứng
Do viêm mũi dị ứng

2.4 Do viêm mũi không dị ứng

Khi trẻ bị sổ mũi kéo dài thì các bậc phụ huynh nên xem xét lại nguyên nhân viêm mũi ở trẻ không phải do dị ứng. Viêm mũi không dị ứng xảy ra khi có một thứ gì gây khó chịu, kích thích mũi ở trẻ. 

Một số tác nhân phải kể đến như thức ăn cay, mùi nước hoa, khói từ chất đốt, thay đổi áp suất khí quyển, đèn sáng, khói nhang,…

2.5 Do bệnh hen suyễn

Khi trẻ sổ mũi kéo dài đi kèm với ho có đờm, khó thở, hắt hơi thì đây chính là do hen suyễn gây nên. Cần lưu ý kỹ căn bệnh này vì rất nguy hiểm đến tính mạng nếu không điều trị kịp thời ở trẻ nhỏ. 

2.6 Do lệch vách ngăn mũi

Một bên mũi luôn bị sưng huyết, phù nề hơn bên còn lại là dấu hiệu nhận dạng của lệch vách ngăn mũi. Hầu như trẻ em khi mắc phải tình trạng này là do bị chấn thương mũi và có một số trẻ bẩm sinh đã mắc phải. 

Do lệch vách ngăn mũi, trẻ bị sổ mũi kéo dài sẽ có các biểu hiện như sau: ngáy ngủ, đau đầu, xoang mãn tính, chảy máu mũi, khó thở một bên mũi,…

Do lệch vách ngăn mũi
Do lệch vách ngăn mũi

2.6 Do thuốc

Khi sử dụng sai thuốc đặc trị hoặc lạm dụng thuốc sẽ dẫn đến trẻ bị sổ mũi kéo dài. Điều này khiến bé không hết bệnh mà còn khiến bệnh tình diễn biến nghiêm trọng hơn. Trẻ sẽ bị sổ mũi kéo dài mãi không khỏi do trẻ phục thuộc vào thuốc và lờn thuốc.

2.7 Do thời tiết

Khi thời tiết thay đổi hay không khí trở lạnh sẽ khiến trẻ nhỏ tiết ra nhiều dịch nhầy hơn và bị sổ mũi kéo dài trong những ngày trời lạnh 

Nên giữ ấm cho trẻ vào những ngày trở lạnh vì hệ miễn dịch còn non nớt nên dễ bị sổ mũi dai dẳng. 

2.8 Do dị vật

Nếu trẻ không mắc bệnh do cảm cúm, dị ứng hay các nguyên nhân khác mà vẫn bị sổ mũi kéo dài thì nên chú ý đến dịch nhầy mũi của trẻ. Nếu dịch có mùi hôi thì khả năng cao trong mũi trẻ có dị vật mắc kẹt. Nên đưa trẻ đến cơ sở y tế nhanh chóng và kịp thời để điều trị. 

Do dị vật
Do dị vật

2.9 Do trẻ chưa biết cách xì mũi.

Đôi khi trẻ chưa biết cách xì mũi sao cho sạch cũng khiến trẻ bị sổ mũi kéo dài. Điều đó sẽ làm cho mũi không sạch khi không xì hết nước mũi gây ra tình trạng sổ mũi nặng, dai dẳng hơn và có nguy cơ tái phát bệnh. 

2.10 Do chế độ ăn uống

Khi trẻ dùng nhiều các loại thức ăn như đồ ăn nhiều dầu mỡ, sữa nguyên kem, nguyên chất, chất béo, ăn quá no dẫn đến trẻ dễ bị trào ngược dạ dày và thực quản. Điều này sẽ khiến tăng tiết chất nhầy và gây cho trẻ bị sổ mũi kéo dài.

3. Điều trị và chăm sóc trẻ bị sổ mũi kéo dài

3.1 Sử dụng nước muối sinh lý

Các bậc phụ huynh có thể sử dụng nước muối sinh lý có chứa Natri, cottu F hoặc thành phần muối biển cho trẻ bị sổ mũi kéo dài để làm sạch khoang mũi cho bé. Đây là phương pháp đơn giản, an toàn và nên rửa mũi thường xuyên. 

Trước khi nhỏ mũi cho bé, phụ huynh cần ngâm lọ nước muối sinh lý với nước ấm. Tiếp đó mới làm sạch mũi cho trẻ và có thể đung bóng hút mũi nếu cần thiết. Ba mẹ nhỏ khoảng 4 đến 5 lần mỗi cho trẻ, tuy nhiên tùy vào tình trạng và cơ thể trẻ mà có thể điều chỉnh liều lượng hợp lí và an toàn cho trẻ. 

3.2 Bổ sung chất lỏng

Việc bổ sung thêm chất lỏng vào cơ thể trẻ giúp làm dịch khoang mũi loãng đi do lượng nước cơ thể nhiều hơn. Điều đó khiến quá trình rửa và vệ sinh mũi cho bé trở nên dễ dàng và đơn giản khi trẻ bị sổ mũi kéo dài. 

Đối với trẻ đang bú sữa mẹ thì nên cho bé bú nhiều hơn bình thường. Còn đối với trẻ đã cai sửa có thể cho bé ăn thêm cháo, uống sữa, uống nước nhiều hơn. Đối với trẻ trên 1 tuổi thì ba mẹ có thể pha trà gừng với mật ong cho bé uống. 

Bổ sung chất lỏng
Bổ sung chất lỏng

3.3 Kê cao đầu khi ngủ

Khi ngủ nên kê cao đầu sẽ ngăn được các chất dịch ngầy chảy ngược vào hốc mũi của bé giúp mũi hít thở dễ dàng và ngủ ngon hơn. Việc này giúp dịch mũi không chảy ra ngoài và làm giảm khả năng bị sổ mũi kéo dài do ứ đọng dịch nhầy của trẻ. 

3.4 Áp dụng mẹo dân gian

Ba mẹ cũng có thể áp dụng một số mẹo dân gian để làm giảm tình trạng sổ mũi ở trẻ như: massage bằng nước ấm, xông hơi, sử dụng tinh dầu tràm, bóng hút mũi, nước muối sinh lý,…

3.5 Đưa trẻ đi khám

Khi trẻ bị sổ mũi kéo dài và đi kèm theo các triệu chứng như nước mũi màu vàng đục thì nên đưa bé đi bệnh viện khám ngay. Bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân gây bệnh và đưa ra liệu trình điều trị thích hợp cho trẻ. Giúp trị và giúp bé khỏi bệnh sớm tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Đưa trẻ đi khám
Đưa trẻ đi khám

3.6 Một số biện pháp khác

Ngoài các biện pháp được nêu trên, các bậc phụ huynh có thể áp dụng một số cách giúp giảm chứng sổ mũi kéo dài ở trẻ. Bôi một ít dầu tràm vào lòng bàn chân, lưng, ngực cho bé rồi massage nhẹ. Bên cạnh đó nên hạn hạn chế sử dụng điều hòa và mang thêm tất cho trẻ để ngừa cảm lạnh và giữ ấm cho bé. 

4. Ảnh hưởng khi rửa mũi không đúng cách

Việc rửa mũi cho trẻ để làm trôi dịch nhầy và bụi bẩn được nhiều phụ huynh áp dụng cho bé khi bị sổ mũi kéo dài. Tuy nhiên, việc rửa mũi không đúng cách có thể khiến nước mũi chảy ngược vào tai, họng, tai gây ra bệnh nguy hiểm như viêm xoang, viêm tai giữa,..

Nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế, tại đây các y bác sĩ sẽ hướng dẫn hoặc trực tiếp rửa mũi cho trẻ. Sau đó ba mẹ có thể thực hiện tại nhà theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý rửa mũi cho bé nếu không biết cách và không có sự hướng dẫn từ trước tránh làm trẻ cảm thấy khó chịu, đau và thậm chí làm bệnh nặng hơn. 

Ảnh hưởng khi rửa mũi không đúng cách
Ảnh hưởng khi rửa mũi không đúng cách

5. Cách phòng ngừa trẻ bị sổ mũi kéo dài

Một số cách phụ huynh nên lưu ý để phòng ngừa trẻ bị sổ mũi kéo dài:

  • Đeo khẩu trang, mặc ấm cho trẻ mỗi khi ra ngoài, đặc biệt là vào mùa lạnh.
  • Giữ vệ sinh nhà cửa, môi trường xung quanh bé sạch sẽ.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với môi trường có khói bụi, ô nhiễm.
  • Vệ sinh, rửa tay cho trẻ hằng ngày.
  • Cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, ngủ đủ giấc.
  • Cung cấp các loại vitamin và khoáng chất cần thiết

Bé sơ sinh bị sổ mũi kéo dài là điều khiến ba mẹ không khỏi lo sợ và quan tâm. Chúng tôi hy vọng bài viết này giúp cho các bậc phụ huynh có thêm các cách điều trị cũng như phòng ngừa tình trạng sổ mũi ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa

Chia sẻ nếu thấy hữu ích