Nâng mũi cấu trúc bao lâu thì gom lại? Mẹo gom đầu mũi nhanh hơn

209
Nâng mũi cấu trúc bao lâu thì gom lại

Câu hỏi luôn được nhiều bạn thắc mắc là “nâng mũi thời gian bao lâu thì đầu mũi gom lại?”. Nhưng điều này nó còn tùy thuộc vào đa yếu tố khác nhau như cơ địa mỗi người, phương pháp thực hiện, thực đơn sau nâng mũi. Để có thể nắm rõ chi tiết về từng vấn đề mời bạn theo dõi bài viết bên dưới của chúng tôi để biết thêm nhé!

Nâng mũi là một trong những phương pháp làm đẹp đang “thịnh hành” và được nhiều tín đồ làm đẹp quan tâm đến. Vậy nâng mũi cấu trúc bao lâu thì gom lại đẹp tự nhiên, hài hòa với gương mặt? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ một số mẹo gom đầu mũi nhanh chóng cũng như giải đáp thắc mắc bên trên cho bạn.

Nâng mũi bao lâu thì đầu mũi gom lại?

Gom mũi là quá trình định hình form mũi, hồi phục và thu gọn cánh mũi sau phẫu thuật. Khi nâng mũi, bác sĩ sẽ lấy dao y tế rạch một đường ở mô mũi để có thể đặt sụn vào bên trong đó. Việc này ảnh hưởng trực tiếp đến hình dáng mũi của bạn như bị sưng tấy, thâm tím hay đỏ ở vùng đó,…

Theo như các chuyên gia, tạp chí làm đẹp, sau khi nâng mũi thì cần thời gian 5 đến 7 ngày để có thể ổn định. Và chờ thêm ít nhất 10 – 30 ngày để mũi có thể gom lại hoàn toàn. Nhưng thời gian có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn phần lớn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Đối với những người có cơ địa mạnh thì chỉ mất 10 hôm là đã thấy cải thiện, mũi cứng cáp và gần vào dáng. Nhưng cũng có những người cơ địa không tốt thì ít nhất là 1 tháng mới liền lại, dáng mũi rõ ràng và đẹp theo ý muốn ban đầu.

Bên cạnh đó, nâng mũi bao lâu thì đầu mũi gom lại cũng phụ thuộc vào phương pháp nâng mũi mà bạn lựa chọn và tay nghề bác sĩ. Chính vì vậy, khi nâng mũi cần tham khảo, nghe tư vấn để có được lựa chọn phù hợp với gương mặt và tình trạng mũi.

Tổng quan, thời gian để thấy rõ sự thay đổi sau khi nâng mũi có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Điều này bao gồm vật liệu được sử dụng, kỹ năng của bác sĩ, trang thiết bị, cũng như cơ địa cá nhân của người nâng mũi. Đối với mỗi người, quá trình hồi phục và kết quả cuối cùng có thể khác nhau.

Nâng mũi bao lâu thì đầu mũi gom lại
Thời gian gom mũi nhanh hay chậm cũng phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người

Thời gian đầu vào form của từng phương pháp

Phương pháp nâng mũi sụn sườn

Với phương pháp nâng mũi sụn sườn thời gian thu gọn đầu mũi không quá khác so với phương pháp nâng mũi cấu trúc. Tuy nhiên sụn sườn là sụn được lấy tự thân của cơ thể, việc cấy ghép vào mũi sẽ mất khoảng thời gian ngắn để cơ thể ổn định và thích nghi. Tầm 1 tuần sau khi làm mũi, mũi của bạn sẽ giảm bầm tím và sưng. Từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 10 được tính sau tiểu phẫu là có thể ghé qua cắt chỉ.

Sau cắt chỉ thì mũi chỉ mới định hình form dáng nhưng vẫn chưa ổn định hẳn 100% nên bạn nên hết sức chú ý trong quá trình hoạt động, sinh hoạt mỗi ngày. Đặc biệt là vấn đề chăm sóc mũi phải cẩn thận tuyệt đối để tránh những trường hợp như chảy mủ, nhiễm trùng,… Thông thường, phương pháp nâng mũi sụn sườn được cho là ổn định sau khoảng thời gian 2 – 3 tháng phụ thuộc vào từng cơ địa và cách khéo léo chăm sóc từng khách hàng.

Nâng mũi bằng vụn sườn, điều cấm kỵ là bạn không nên sử dụng tay ấn quá mạnh vào vết thương trong thời gian đâu (1 tháng sau nâng), bởi lẽ lúc đó dáng mũi vẫn chưa được ổn định, những biến chứng vẫn có thể diễn ra. Thời gian để dáng mũi đẹp tự nhiên, trở lại bình thường cần 6 tháng đến 1 năm, vậy nên đừng chủ quan. Mũi đẹp, ổn định là khi không còn lộ sống mũi, không bị bóng đỏ ở đầu mũi,…

Phương pháp nâng mũi sụn sườn
Ổn định sau khoảng 2 – 3 tháng tùy thuộc vào cơ địa và cách chăm sóc

Phương pháp nâng mũi cấu trúc

Nâng mũi cấu trúc là một phương pháp toàn diện nhằm thay đổi hình dáng của mũi. Trong quá trình này, bác sĩ can thiệp vào cả cánh mũi, vách ngăn mũi, và sống mũi, làm cho quá trình hồi phục kéo dài hơn so với các phương pháp khác. Thường mất khoảng 1 – 3 tháng để dáng mũi ổn định và tự nhiên với khuôn mặt sau khi nâng mũi cấu trúc. Trong tháng đầu, bạn có thể thấy mũi dần thu nhỏ, nhưng sự khác biệt không rõ ràng. Từ tháng thứ 2 trở đi, dáng mũi sẽ cải thiện đáng kể. Việc cắt chỉ thường diễn ra sau 10 – 15 ngày từ ngày nâng mũi.

Phương pháp nâng mũi cấu trúc
Trung bình sẽ mất từ ​​1 – 3 tháng để dáng mũi ổn định

Phương pháp nâng mũi bọc sụn

Phương pháp nâng mũi bọc sụn được coi là an toàn và hiệu quả. Trong quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ sử dụng sụn từ cơ thể bạn để bọc đầu mũi và tăng độ phồng của sống mũi bằng sụn sinh học. Thời gian thực hiện của phương pháp này thường kéo dài khoảng 1 tháng.

Sau khi nâng mũi bằng phương pháp này, cần ít nhất 1 tháng để đầu mũi hoàn toàn gom lại và trở nên tự nhiên hơn. Điều này là do vị trí của đầu mũi yêu cầu thời gian để phục hồi nhiều hơn. Do đó, so với các phương pháp khác, quá trình hồi phục của nâng mũi bọc sụn có thể mất thêm thời gian.

Phương pháp nâng mũi bọc sụn
Gần ít nhất 1 tháng để đầu mũi hoàn toàn gom lại

Mẹo để gom đầu mũi nhanh hơn

Cũng như những ý bên trên, thời gian để mũi gom lại nhanh chậm còn tùy thuộc vào phương pháp bạn chọn nâng mũi, cũng như cơ địa và cách chăm sóc của mỗi người. Quá trình chăm sóc mũi nó quyết định gần như 80% sự thành công. Chính vì thế, chúng tôi sẽ gửi đến bạn một số lời khuyên để giúp mũi nhanh gom hơn.

Hạn chế vận động mạnh

Vừa nâng mũi xong, bạn không nên dùng lực đè mạnh lên mũi vì khi đó vết thương vẫn chưa lành, chưa ổn định rất dễ tụt sụn mũi, lệch vách ngăn, bị lệch sống mũi,… Chính vì thế cũng không nên tham gia vào các bộ môn thể thao vận động mạnh bóng chuyền, cầu lông, bóng đá, quyền anh,… Tránh xông hơi hoặc bơi lội vì liên quan đến việc ngâm vết thương ở nước trong thời gian lâu, điều này có thể dẫn đến việc bị nhiễm trùng.

Trong lúc sinh học, hãy đi lại cẩn thận nhẹ nhàng, không nên vận động quá sức mình, bởi những cử động đó dễ dàng gây ảnh hưởng đến form mũi. Khi ngủ tránh việc nằm nghiêng người, nên nằm ngửa để mũi tránh va chạm xung quanh.

Hạn chế vận động mạnh
Không nên đè mạnh lên mũi vì khi đó vết thương chưa ổn định

Chế độ ăn uống khoa học

Để đảm bảo quá trình lành vết thương sau phẫu thuật tạo hình mũi, bạn cần tuân thủ chế độ ăn khoa học được đề xuất bởi bác sĩ thẩm mỹ. Tránh sử dụng các thực phẩm như rau muống, đồ nếp, hải sản, thịt gà, vì chúng có thể gây sẹo lồi. Hạn chế cả chất kích thích như rượu, bia, và đồ ăn cay.

Thay vào đó, tăng cường ăn các thực phẩm giàu vitamin A, C có trong trái cây, rau củ quả, và nước trái cây. Điều này giúp vết thương nhanh chóng lành và duy trì sức khỏe. Hãy duy trì chế độ ăn kiêng khoa học ít nhất trong 1 tháng sau khi phẫu thuật để đạt được kết quả tốt nhất cho quá trình hồi phục của bạn.

Chế độ ăn uống khoa học
Bạn phải tuân theo một chế độ ăn khoa học của bác sĩ thẩm mỹ

Vệ sinh mũi đúng cách

Để giữ mũi sạch sẽ sau khi nâng mũi, hạn chế bụi bám quanh mũi là quan trọng. Sát trùng vết thương theo hướng dẫn của bác sĩ, nhưng tránh để nước tiếp xúc lâu với vết thương. Khi ra ngoài, hãy che chắn cẩn thận và tránh để vết thương tiếp xúc trực tiếp với khói bụi và ánh nắng mặt trời. Không nên áp dụng kem chống nắng hay các loại mỹ phẩm trực tiếp lên vết thương hở.

Vệ sinh mũi đúng cách
Nên sát trùng vết thương theo lời khuyên của bác sĩ

Tổng cộng, thời gian mũi gom lại sau khi nâng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất liệu sử dụng, tay nghề của bác sĩ, trang thiết bị, phương pháp thực hiện và cơ địa cá nhân. Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn đưa ra quyết định chín chắn trước khi quyết định nâng mũi.

5/5 - (5 bình chọn)
Chia sẻ nếu thấy hữu ích
5/5 - (5 bình chọn)